NỘI SOI LÀ GÌ

Nội soi là một kỹ thuật y học hiện đại được dùng cho mục đích khám và chuẩn đoán bệnh bằng các dụng cụ y khoa chuyên biệt, thậm chí trong một số trường hợp người ta còn tiến hành điều trị – bằng cách phẫu thuật nội soi.
Nói một cách khác, với kỹ thuật nội soi, bác sĩ có thể quay phim, chụp hình các cơ quan bên trong cơ thể để lấy các dị vật, sau đó tiến hành sinh thiết và giải phẩu bệnh hoặc clo text để kiểm tra, thậm chí tiến hành thực hiện các ca phẫu thuật nội soi.
Do đó, phương pháp nội soi hiện nay được sử dụng trong hầu hết mọi chuyên khoa: Tai, mũi, họng; Tiêu hóa (dạ dày, thực quản,…); Tiết niệu; Tim mạch; Sản khoa; Xương khớp; Thần kinh,…

VÌ SAO PHẢI NỘI SOI

Qua máy nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ (chỉ vài mm) trong dạ dày, có thể sinh thiết tìm ung thư hoặc xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori gây bệnh, … Không chỉ vậy, nội soi dạ dày còn dùng để theo dõi quá trình điều trị các tổn thương viêm loét, nhiễm khuẩn trong dạ dày. Với các trường hợp xuất huyết dạ dày, nội soi có thể được tiến hành khẩn cấp để phát hiện và điều trị vị trí chảy máu, tránh can thiệp bằng phẫu thuật.
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là thủ thuật an toàn, ít khi có tai biến. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi dạ dày có thể thực hiện cho những bệnh nhân điều trị nội trú, không cần phải nhập viện.

CHỈ ĐỊNH NỘI SOI ĐƯỜNG MŨI KHI NÀO?

  • Đau vùng xương ức – vị trí thượng vị dạ dày
  • Chán ăn
  • Có cảm giác bị trào ngược
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua
  • Chậm tiêu, đầy hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn ói, nôn ra máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Đau, nóng rát thượng vị dạ dày
  • Nuốt đau hoặc khó nuốt, có cảm giác vướng ở cổ họng
  • Ho liên tục, viêm họng kéo dài, tái phát nhiều lần
  • Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân;
  • Gia đình có người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
  • Theo dõi định kỳ đối với người mắc Barrett thực quản.

TRƯỚC KHI NỘI SOI

Trước khi nội soi dạ dày qua đường mũi, bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ để bác sĩ có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời tránh tình trạng trào ngược hoặc sặc thức ăn, bảo vệ đường thở. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên uống sữa, nước có màu như nước ngọt, cà phê, nước hoa quả,… trước khi nội soi vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng quan sát cũng như kết quả chẩn đoán của bác sĩ.

THỰC HIỆN NỘI SOI

  • Bệnh nhân nằm nghiêng trái hoặc ngồi thẳng trong trường hợp khó
  • Thực hiện gây tê bên lỗ mũi nội soi bằng Xylocain 2% hoặc Lidocain 10%
  • Đưa máy nội soi qua mũi, họng vào thực quản, dạ dày, tá tràng, bơm hơi và thực hiện quan sát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để lấy một mẫu mô nhỏ (khoảng 1mm) để kiểm tra. Việc sinh thiết không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân
  • Rút máy, vệ sinh, khử khuẩn máy soi theo đúng quy định

SAU KHI NỘI SOI

Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về
Không ăn uống trong vòng 1 giờ sau khi nội soi
Có thể có cảm giác đau vùng mũi – họng, chướng bụng nhẹ.
Nội soi dạ dày đường mũi là phương pháp dễ thực hiện, có hiệu quả chẩn đoán cao nên đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Khi thực hiện nội soi dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để thu được kết quả chẩn đoán chính xác.

QUY TRÌNH KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BẢO AN CLINIC

01.
Đăng ký khám

02.
Bác sĩ khám và tư vấn gói khám

03.
Thanh toán tiền

04.
Thực hiện Chẩn đoán hình ảnh

05.
Thực hiện Xét nghiệm

06.
Thực hiện thăm dò chức năng

07.
Bác sĩ tư vấn kết quả cận lâm sàng

08.
Mua thuốc, thực phẩm chức năng